Kế toán bán hàng là gì? làm gì? mô tả công việc, nhiệm vụ

Kế toán bán hàng là gì? làm gì? mô tả công việc, nhiệm vụ

Mô tả công việc kế toán bán hàng chuẩn nhất ✓ Lương kế toán bán hàng ✓ Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của kế toán bán hàng ✓ 1001 câu hỏi ViecLamVui cho vị trí nhân viên kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng là gì? làm gì? mô tả công việc, nhiệm vụ


Kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng là gì? Tham khảo chi tiết khái niệm kế toán bán hàng và ý nghĩa của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp.

Khái niệm kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng (Sales Accountant) là làm những công việc nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng như: ghi hóa đơn, ghi doanh thu, thuế GTGT vào cuối ngày, lập báo cáo bán hàng,.. So với các công việc của kế toán khác thì kế toán bán hàng là công việc nhẹ, không cần kinh nghiệm, phù hợp với những kế toán mới ra trường. 

Ý nghĩa của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Kế toán bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với việc quản lý chặt chẽ hàng hóa và kết quả bán hàng, xác định kết quả bán hàng, trực tiếp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình bán hàng của doanh nghiệp. 

Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng có những chức năng, nhiệm vụ, vai trò gì? Tham khảo chi tiết chia sẽ sau đây từ Việc Làm Vui. 

Chức năng

Chức năng của kế toán bán hàng sẽ bao gồm:

  • Theo dõi bán hàng theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng, theo hợp đồng: giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả và có điều chỉnh hợp lý giữa các bộ phận, đơn vị bán hàng để đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 
  • Theo dõi tổng hợp các hóa đơn bán hàng: để hạn chế thất thoát hàng hóa, phát hiện những hàng hóa chậm luân chuyển để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời nhằm thúc đẩy quá trình hoàn vốn. 
  • Liên kết với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán kho: nhằm cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về hoạt động của mình, từ đó tìm ra những thiếu sót gây mất cân đối giữa khâu mua hàng – khâu dự trữ và khâu bán hàng, để có biện pháp khắc phục kịp thời. 
  • Theo dõi các khoản phải thu tiền, tình trạng công nợ của khách hàng
  • Liên kết với kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng: dựa vào số thiệu từ kế toán bán hàng, kế toán các khoản phải thu và kế toán công nợ doanh nghiệp biết được khả năng luân chuyển vốn trong ngân sách kinh doanh, số tiền nhàn rỗi hiện có để đưa ra quyết định có nên đầu tư, cho vay hoặc làm ăn với các doanh nghiệp bạn. 

Nhiệm vụ

Các nhiệm vụ của kế toán bán hàng gồm có:

  • Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ toàn bộ quá trình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ, về giá trị và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán trên tổng số và trên từng loại mặt hàng, từng phương thức bán hàng 
  • Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá trị thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra, doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm hàng hóa khác nhau, từng hóa đơn bán hàng, từng khách hàng, đơn vị trực thuộc,…
  • Xác định giá mua thực tế của lượng hàng hóa đã tiêu thụ, phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng. 
  • Kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách hàng nợ, theo dõi từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn,…
  • Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản phí bán hàng thực tế đã phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.
  • Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Tham mưu cho các lãnh đạo, cấp trên về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng. 

Vai trò

Kế toán bán hàng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hạn chế sự thất thoát hàng hóa, phát hiện những hàng hóa luân chuyển chậm, có biện pháp xử lý thích hợp, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vốn. Từ số liệu thống kê từ kế toán bán hàng giúp doanh nghiệp nắm được mức độ hoàn chỉnh về tình hình bán hàng, tìm ra những thiếu sót trong quá trình mua, bán, dự trữ hàng hóa để đưa ra phương án điều chỉnh để thu được lợi nhuận cao nhất.

Kế toán bán hàng làm gì? Có khó không? Mô tả công việc kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng làm gì? Có khó không? Mô tả chi tiết công việc kế toán bán hàng, các kỹ năng cần có của kế toán bán hàng. 

Mô tả công việc kế toán bán hàng

Mô tả công việc kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng sẽ làm cụ thể những công việc gì? Mô tả công việc kế toán bán hàng thường hay gặp tại một số công ty tuyển dụng:

  • Tổng hợp, cập nhật thông tin về tình hình bán hàng của công ty
  • Nhận đơn và ra đơn hàng
  • Cập nhật giá của sản phẩm, số liệu từ hóa đơn, chứng từ vào phần mềm kế toán
  • Lập hoá đơn theo hợp đồng, hoá đơn điều chỉnh giảm doanh thu
  • Theo dõi tình hình hàng hoá, nhập số lượng hàng bán, hàng mua,… vào phần mềm kế toán
  • Phối hợp với bộ phận kế toán thống kê tình hình công nợ, thu hồi nợ
  • Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn vào cuối quý, cuối năm;
  • Và các công việc khác liên quan do cấp trên giao.

>> Tham khảo chi tiết Mẫu bản mô tả công việc kế toán bán hàng

Các nghiệp vụ cơ bản của kế toán bán hàng

Các nghiệp vụ cơ bản của kế toán bán hàng gồm:

  • Bán hàng theo báo giá hợp đồng: xuất phiếu xuất kho, hóa đơn cho khách hàng theo báo giá và hợp đồng đã giao kết
  • Bán hàng có chiết khấu thương mại: gồm các định khoản: ghi nhận doanh thu, ghi nhận giá vốn, ghi nhận chiết khấu thương mại.
  • Nghiệp vụ giảm giá bán hàng: nhận hàng hóa bị trả lại, thanh toán. 

Ví dụ nghiệp vụ kế toán bán hàng

Việc Làm Vui đưa ra ví dụ nghiệp vụ kế toán bán hàng để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về kế toán bán hàng. 

Công việc của kế toán bán hàng siêu thị?

Công việc của kế toán bán hàng siêu thị gồm:

  • Nhập liệu sản phẩm hàng hóa: nhập số liệu các mặt hàng gồm số lượng, lấy vào, xuất xứ, nguồn gốc, giá cả, chất lượng,… đã đúng như trong hóa đơn, chứng từ hay chưa. Từ đó kế toán xác định nhu cầu, thị yếu của khách hàng, dự đoán mức tiêu thụ, sức chứa kho, quá trình bảo quản sản phẩm,.. đưa ra phương án tiêu thụ sản phẩm
  • Kiểm kê hàng hóa, phân loại mặt hàng hóa, chịu trách nhiệm báo cáo với quản lý về tình hình thiếu hụt hoặc dư thừa sản phẩm so với hóa đơn, hỏng hóc, tiêu hao của sản phẩm.
  • Giám sát quá trình bảo quản hàng hóa, sản phẩm
  • Bàn giao hóa đơn, chứng từ cho quản lý, chủ cửa hàng: đây là công việc cần thực hiện khi bắt đầu mỗi ca, sau ca làm, kế toán sẽ kiểm tra số lượng hàng hóa bán ra, hàng hóa còn lại, số tiền ghi trên hóa đơn có khớp không. Các số liệu cần khớp về hóa đơn chứng từ với các bộ phận khác với người làm ca tiếp theo.
  • Kiểm hàng tồn kho định kỳ: kiểm tra lại số lượng hàng đã bán, lượng tồn kho, để làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh, căn cứ để nhập lô hàng tiếp theo. Kế toán bán hàng cần phối hợp với kế toán kho, kế toán doanh thu,… để hoàn thành tốt công việc.

Công việc của kế toán bán hàng và công nợ?

Công việc của kế toán bán hàng và công nợ sẽ gồm các công việc sau:

  • Tiếp nhận, phân loại các đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ liên quan để lưu file. 
  • Cập nhập chính sách, giá cả, sản phẩm mới từ ban hàng giá mới của ban tổng giám đốc
  • Quản lý thông tin khách hàng, sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của đơn vị. 
  • Nhập số liệu bán hàng dựa trên hoá đơn đầu ra (Hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng) vào phần mềm kế toán (Tức là kế toán bán hàng sẽ hạch toán vào phần mềm NỢ 131 CÓ 511 CÓ 33311. Luôn luôn như vậy cho dù trả tiền hay chưa trả tiền, kế toán bán hàng không quan tâm. Nghiệp vụ thứ 2 là giá vốn NỢ 632 CÓ 1561 sẽ do kế toán hàng tồn kho theo dõi và tính giá vốn vào lúc cuối mỗi tháng)
  • Tổng hợp số liệu bán hàng hàng ngày báo cáo cho kế toán trưởng
  • Kiểm tra đối chiếu bán hàng trên phần mềm với số liệu xuất ra của kế toán hàng tồn kho
  • Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng
  • Theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng đúng chính sách hợp đồng.
  • Cập nhập thường xuyên các thay đổi trong hợp đồng, chịu trách nhiệm về giá bán
  • Lập biên bản đối chiếu công nợ phải thu khách hàng định kỳ để các khoản công nợ giữa công ty với khách hàng được xác nhận. Đồng thời đòi nợ khách hàng.
  • Cập nhật và lưu trữ biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản giao nhận phụ tùng cùng với hoá đơn và hợp đồng.
  • Lập Báo cáo tình hình công nợ phải thu khách hàng định kỳ vào cuối tuần, trong đó nói rõ là công nợ theo hoá đơn nào và thời hạn thu hồi còn lại. Những khoản nào là nợ khó đòi….

Các chứng từ liên quan đến kế toán bán hàng

Để làm tốt công việc kế toán bán hàng thì trước hết cần biết mình làm việc với các loại chứng từ nào, các loại chứng từ liên quan đến kế toán bán hàng gồm:

Các chứng từ liên quan

Bộ chứng từ

Bộ chứng từ kế toán bán hàng trong nước

Đối với các nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong nước, bộ chứng từ mà kế toán bán hàng cần quan tâm bao gồm:

  • Hoá đơn GTGT (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Đây là chứng từ cơ bản và bắt buộc có đầu tiên.
  • Hoá đơn bán hàng (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT)
  • Phiếu xuất kho hay Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Có thể linh động tùy theo đơn vị hoặc theo các mẫu khác nhau.
  • Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (nếu doanh nghiệp có bán hàng qua các đại lý).
  • Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi). Những báo cáo này cũng phụ thuộc vào yêu cầu và quy trình của từng công ty sẽ có những thay đổi khác nhau.
  • Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày
  • Các Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại… và các loại biên bản khác theo yêu cầu cụ thể của từng đơn vị.
  • Phiếu thu, giấy báo Có…
  • Các chứng từ liên quan khác phụ thuộc vào từng lĩnh vực và quy trình của doanh nghiệp.
Bộ chứng từ kế toán bán hàng xuất khẩu

Với những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến xuất – nhập khẩu thì sẽ có những chứng từ do phía xuất khẩu làm. Hay cũng có những chứng từ do người nhập khẩu làm hoặc cả 2 bên làm như: hợp đồng, tờ khai, tùy vào vai trò là người bán hay người mua hàng, mà việc chuẩn bị chứng từ có khác nhau. Với doanh nghiệp đứng ở vai trò là người bán, họ cần chuẩn bị những chứng từ sau:

  • Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hợp đồng này chính là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội dung liên quan ví dụ như: thông tin người mua & người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán và những điều khoản khác kèm theo. Đây là căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng.
  • Hóa đơn thương mại: Đây là chứng từ do người xuất khẩu phát hành để “đòi tiền” người mua cho lô hàng đã bán theo những điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Tờ khai hải quan: Đây là chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia. Với bán hàng ra nước ngoài, đây là một thủ tục quan trọng và khá phức tạp.
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
  • Hóa đơn thương mại
  • Chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu
  • Các chứng từ khác tùy thuộc vào yêu cầu nghiệp vụ của từng doanh nghiệp.

Kỹ năng cần có của Kế toán bán hàng

Kỹ năng cần có của Kế toán bán hàng

Để trở thành kế toán bán hàng thì dưới đây là những kỹ năng cần có:

  • Nhanh nhẹn, khéo léo, nhiệt tình để có thể giao tiếp với khách hàng khi cần
  • Tổng hợp và phân tích báo cáo liên quan đến doanh thu bán hàng 
  • Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kế toán và nghiệp vụ bán hàng
  • Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, đặc biệt là Excel
  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo, tư tin, hoạt bát
  • Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc

Kinh nghiệm kế toán bán hàng

Để trở thành một kế toán bán hàng giỏi thì những kinh nghiệm được ViecLamVui chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:

  • Cập nhật nhanh các thông tư, quy định mới để giúp công việc diễn ra thuận lợi, hiệu quả, đúng quy định
  • Sắp xếp, lưu trữ hóa đơn, sổ sách, chứng từ cẩn thận, khoa học, tránh trường hợp bị mất, thiếu khi cần đối chứng
  • Xem xét kỹ thông tin của khách hàng để biết họ có thuộc diện ưu tiên nào của doanh nghiệp khi làm báo giá.
  • Khi quản lý thông tin khách hàng cần đảm bảo tính chính xác, logic, chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm.
  • Theo dõi thường xuyên, chi tiết, cẩn thận các khoản tạm ứng nội bộ để tránh sai sót.
  • Quản lý công nợ cẩn thận, thu hồi nợ nhanh, liên hệ với khách hàng để nhắc nhở, không để quá lâu, ảnh hưởng đến vốn doanh nghiệp. 
  • Phải biết cách kiểm tra số liệu nhanh nhất, liên kết với phân hệ kế toán khác để khớp số liệu.

>> Xem ngay: Mẫu CV xin việc kế toán bán hàng, hướng dẫn cách viết CV kế toán bán hàng ấn tượng

Khó khăn thường gặp của kế toán bán hàng

Nếu như không cẩn thận, hoặc bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp đi làm sẽ gặp phải một vài khó khăn, vất vả khi làm kế toán bán hàng như: sổ kế toán thiếu nghiệp vụ do không cập nhật nghiệp vụ mua và phát phát sinh thường xuyên, làm mất hóa đơn thuế giá trị gia tăng: do không sắp xếp hóa đơn chứng từ cẩn thận, thiếu kinh nghiệm xử lý hóa đơn, các khoản công nợ và các khoản thu chi. 

Lương kế toán bán hàng là bao nhiêu?

Theo khảo sát từ trang việc làm 24h ViecLamVui thì mức lương của kế toán bán hàng sẽ như sau:

  • Mức lương thấp nhất từ 6 – 7 triệu/ tháng không yêu cầu kinh nghiệm. 
  • Mức lương trung bình: 7.000.000đ – 12.000.000đ/tháng kinh nghiệp từ 1 – 3 năm và nếu thu nhập có thể lên đến từ 12 – 15 triệu/ tháng nếu được thưởng, tùy vào năng lực hoặc tính chất công việc. Và thường sẽ được tăng lương theo năng lực, định kỳ của công ty.
 

#Ke_Toan_Ban_Hang #ViecLamVui

Nguồn: https://vieclamvui.com/nghe-ke-toan-ban-hang-835.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *