Mẫu biên bản vi phạm hành chính cập nhật đúng quy định hiện hành

Mẫu biên bản vi phạm hành chính cập nhật đúng quy định hiện hành

Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất, đúng quy định pháp luật ✅ Dùng ghi nhận chi tiết thông tin vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức ✅ Có nội dung mẫu tham khảo, hướng dẫn chi tiết – Tải file Word không mất phí ✅ Những lưu ý khi lập biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính - 1001 Mẫu Văn Bản ViecLamVui


Biên bản vi phạm hành chính là gì?

Biên bản vi phạm hành chính là biên bản ghi lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, một sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra bao gồm thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng.

Mọi vi phạm hành chính được phát hiện sẽ bị ngăn chặn kịp thời và bị xử lý nghiêm minh. Vì vậy, biên bản vi phạm hành chính rất quan trọng vì là căn cứ để ban hành quyết định xử phạt, đồng thời cũng là một trong những căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của quyết định xử​ phạt.

Download mẫu biên bản vi phạm hành chính file Word chuẩn

Biên bản vi phạm hành chính được lập phải tuân thủ đúng quy định hiện hành để đảm bảo là căn cứ hợp pháp khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, lập biên bản vi phạm hành chính thế nào là đúng chính xác? Bạn có thể tham khảo hoặc tải miễn phí mẫu sau đây từ thư viện 1001 Mẫu Văn Bản của ViecLamVui – trang web tuyển dụng trực tuyến cập nhật tin tức tuyển dụng nhanh, chính xác, hỗ trợ ứng viên tìm việc làm phù hợp nhanh dễ dàng.

Download ngay

Những lưu ý khi lập biên bản vi phạm hành chính

Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính

Cần đầy đủ thông tin: Để biên bản vi phạm hành chính có giá trị thì khi lập biên bản cần ghi rõ đủ các thông tin bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
  • Họ, tên, chức vụ người lập biên bản;
  • Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
  • Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; 
  • Hành vi vi phạm; 
  • Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; 
  • Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; 
  • Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
  • Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); 
  • Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; 
  • Cơ quan tiếp nhận giải trình.

Ghi rõ từng hành vi vi phạm: Việc lập biên bản vi phạm hành chính cần phải đảm bảo tính chính xác, đúng pháp luật. Nếu trong vụ việc vi phạm, cá nhân/tổ chức vi phạm chỉ có 1 hành vi thì ghi biên bản một hành vi, trường hợp thực hiện nhiều hành vi trong một vụ việc vi phạm thì ghi rõ từng hành vi.

Chữ ký xác nhận: Cuốn biên bản vi phạm hành chính cần có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên liên quan gồm: cá nhân vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người lập biên bản, đại diện chính quyền, người chứng kiến và người bị thiệt hại (nếu có). Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

Số biên bản được lập thành: Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người liên quan phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

 

#Bien_Ban_Vi_Pham_Hanh_Chinh #Mau_Bien_Ban_Vi_Pham_Hanh_Chinh #1001MauVanBanViecLamVui

Nguồn: https://vieclamvui.com/bien-ban-vi-pham-hanh-chinh-903.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *