Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng chuẩn xác theo quy định mới nhất
Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng chuẩn xác theo quy định mới nhất
Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng cập nhật mới nhất ✽ Sử dụng thương thảo hợp đồng mua sắm hàng hoá, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, xây dựng, sửa chữa… đúng theo Nghị định 63, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ✽ Nội dung dựng sẵn chi tiết ✽ Trình bày file Word chuẩn ✽ Download online miễn phí, dùng ngay thuận tiện ✽ Những lưu ý khi làm biên bản thương thảo hợp đồng
Biên bản thương thảo hợp đồng là gì?
Biên bản thương thảo hợp đồng là một văn bản có tính pháp lý được thực hiện giữa bên mời thầu và bên nhận thầu với mục đích ghi chép lại toàn bộ thoả thuận, thống nhất về nội dung các điều khoản sẽ được thể hiện trong hợp đồng được ký kết bao gồm: nội dung của hợp đồng, trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên, giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán, các điều khoản cam kết khác… Biên bản thương thảo hợp đồng được tiến hành sau khi bên mời thầu đã tiến hành đánh giá các hồ sơ tham dự thầu và chọn lựa được một nhà thầu đủ điều kiện để thực hiện gói thầu đưa ra.
Download mẫu biên bản thương thảo hợp đồng file Word chuẩn
Sau đây là mẫu biên bản thương thảo hợp đồng thuộc thư viện 1001 Mẫu Văn Bản của ViecLamVui – cổng thông tin việc làm trực tuyến có lượng truy cập cao hàng đầu hiện nay. Nội dung mẫu được cập nhật mới nhất theo đúng quy định của Luật đấu thầu và Nghị định 63 của chính phủ.
Các bạn nhân viên văn phòng phụ trách việc soạn thảo hợp đồng tại các công ty, doanh nghiệp có thể tham khảo hoặc tải miễn phí mẫu để sử dụng ngay rất thuận tiện khi cần chuẩn bị biên bản thương thảo hợp đồng cho các dự án của công ty.
Những lưu ý khi làm biên bản thương thảo hợp đồng
Soạn thảo đầy đủ nội dung cần đưa vào hợp đồng: Để ràng buộc về mặt pháp lý đảm bảo các bên thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi thực hiện ký kết hợp đồng, tất cả các nội dung điều khoản liên quan đến hợp đồng cần được đưa vào biên bản thương thảo để hai bên xem xét và thống nhất. Nội dung biên bản thương thảo hợp đồng chặt chẽ sẽ giúp bạn có lợi khi đàm phán hợp đồng với đối tác.
Luôn thể hiện điều khoản thanh toán rõ ràng: Đừng để điều khoản thanh toán tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Cần ghi rõ các quy định chặt chẽ về điều khoản thanh toán như: điều kiện về chậm trả, số tiền được nợ, nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào, các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm, quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng. Nội dung điều khoản thanh toán rõ ràng sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên khi có tranh chấp.
Đừng bỏ qua các điều khoản chung khi thương thảo: Cần dựa trên các căn cứ pháp luật để thống nhất về các điều khoản chung ngoài những điều khoản đã thoả thuận để làm rõ ràng hơn nội dung hợp đồng được ký kết.
- Ví dụ như: Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác? Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng? Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi hai bên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?
Đừng mập mờ, suy diễn thông tin: Đừng để thông tin mập mờ hay suy diễn trong hợp đồng. Bạn phải quy định rõ ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thương thảo, nếu chưa hiểu rõ điều khoản nào của hợp đồng hãy hỏi lại cho kỹ và ngược lại, nếu đối tác chưa hiểu điều nào, bạn hãy giải thích cho rõ. Sau đó hãy quy định rõ trong hợp đồng
- Ví dụ: Để bảo vệ quyền lợi của mình, biên bản thương thảo hợp đồng cần làm rõ: quy định về thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán; quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng và chi phí vận chuyển do bên nào chịu…
Tránh bỏ sót các điều khoản hợp đồng cần thương thảo: Nên nhớ rằng không có điều gì là không thể đàm phán. Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳng định không thể thì vẫn có thể đàm phán và hiện thực nó trên biên bản thương thảo hợp đồng. Luôn ghi nhớ rằng tất cả mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng đều trở nên quan trọng khi có tranh chấp xảy ra. Do vậy, đừng nên bỏ qua bất kỳ điểm nào cần thương thảo, chẳng hạn như: xử lý trong trường hợp tranh chấp như thế nào, quy định những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản, không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba….
#Bien_Ban_Thuong_Thao_Hop_Dong #1001MauVanBanViecLamVui
Nguồn: https://vieclamvui.com/bien-ban-thuong-thao-hop-dong-865.html